So sánh sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MỚI VIỆT NAM

 02466569114                  sale@ntspaint.vn

Các yêu cầu và phương pháp áp dụng khi thi công sơn chống cháy

Hàng năm, cả nước xảy ra rất nhiều vụ cháy, nổ làm nhiều người chết, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính hơn nghìn tỷ đồng. Đặc biệt là cháy, nổ kho bãi chiếm 90% thiệt hại toàn bộ về tài sản, không những thế còn thiệt hại về cả người. Cục phòng cháy chữa cháy đã có quyết định bắt buộc tất cả các công trình kết cấu thép trong tòa nhà, nhà xưởng, cây xăng, ... phải sử dụng sơn chống cháy theo tùy từng loại hình và số phút chống cháy khác nhau.
Thi công sơn chống cháy
Hình 1. Chuẩn bị thi công sơn chống cháy
Đơn vị thi công sử dụng sơn theo yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật của nhà chế tạo sơn cho từng công trình.Cần bố trí các cán bộ có chuyên môn về sơn để theo dõi giám, sát chất lượng sơn cho công trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Khi tiếp nhận sơn cần nhận đồng bộ các loại sơn (sơn chống gỉ, sơn phủ, …), dung môi kèm theo các loại sơn và các phụ gia khác (nếu có).
 

CHUẨN BỊ CÔNG TRÌNH

Trước khi thi công sơn phải kiểm tra chất lượng bề mặt thép đã làm sạch và tư vấn giám sát đồng ý mới được tiến hành thi công sơn. Thi công sơn tốt nhất bằng súng phun sơn dưới áp lực của khí nén, áp lực khí cho một đầu súng khoảng 303,98 kPa. Trước khi thi công sơn cần tuân thủ các điều kiện sau:
  • Khu vực phun sơn không có bụi bẩn, mặt bằng thoáng khí và cách ly hoàn toàn nguồn lửa.
  • Bề mặt thép đã được làm sạch theo yêu cầu.
  • Thời tiết khô ráo, nhiệt độ ngoài trời không nên quá 35 độ C, độ ẩm không quá 85%.
  • Không sơn khi thời tiết sắp có mưa hoặc mưa đã hết nhưng không khí còn ẩm ướt.
  • Không sơn khi có gió mạnh.
  • Thiết bị phun sơn cần đạt chỉ tiêu kỹ thuật về độ sạch của khí nén và áp lực khí.
  • Công nhân thi công sơn cần được huấn luyện về nghiệp vụ sơn và quy trình thi công sơn kết cấu thép.
Các công trình cầu thép xây mới hoặc duy tu bảo dưỡng sơn lại đều phải thực hiện các điều khoản quy định của quy trình thi công sơn.
Sơn chống cháy trên cao
Hình 2. Sơn chống cháy trên cao

CHUẨN BỊ VẬT LIỆU

Các vật liệu cần thử nghiệm theo các phương pháp thử tương ứng. Việc lấy mẫu và xử lý mẫu tiếp theo đó phải phù hợp với quy định. Bất kỳ chỉ tiêu nào không được kể đến trong bản các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu sơn mà có thể ảnh hưởng tới điều kiện thi công hoặc chất lượng cuối cùng của công trình đều phải do nhà sản xuất đưa ra. Nhà sản xuất sơn cần phải ghi rõ thời hạn sử dụng của vật liệu trên từng sản phẩm cụ thể. Vật liệu sơn phủ phải được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 30 độ C đến 40 độ C, trừ khi có các quy định khác được đưa ra theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Riêng đối với vật liệu sơn phủ hệ nước có thể bị đông cứng khi bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 3 độ C. Vật liệu sơn phủ và các loại vật liệu khác liên quan (dung môi, chất đóng rắn, …) đều phải được bảo quản ở nơi thông thoáng, tránh xa nguồn gây cháy, …Thùng đựng sản phẩm phải đảm bảo kín trong quá trình bảo quản. Các thùng đã dùng một phần phải được đậy kín và đánh dấu cẩn thận. Chúng có thể được sử dụng tiếp nếu không có chỉ dẫn trong dữ liệu kỹ thuật của nhà sản xuất sơn.
Thi công sơn chống cháy
Hình 3. Chuẩn bị nhà xưởng trước khi sơn

CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG

  • Phương pháp quét: Phương pháp này áp dụng riêng cho các góc, đầu bulông và các góc, các vùng khó tiếp cận để thi công bằng phương pháp khác. Vật liệu sơn có độ nhớt vừa phải.
  • Phương pháp lăn: Các vật liệu sơn có độ nhớt cao và phải có tính chất làm phẳng tốt mới phù hợp với phương pháp này. Loại và cỡ của rulô phải phù hợp với kích thước của dầm thép. Thông thường không nên sử dụng phương pháp lăn cho sơn lót chống ăn mòn.
  • Phương pháp phun: Độ nhớt của sơn, áp suất phun, loại vòi phun, nhiệt độ của vật liệu sơn; khoảng cách từ đầu vòi phun đến bề mặt cần sơn và góc phun phải được lựa chọn sao cho có thể tạo ra được lớp sơn phủ được liên tục và đồng đều. Khi sử dụng phương pháp này phải chú ý để tránh bụi phun bay ra xung quanh. Nếu chiều dày màng sơn cần thiết không thể đạt được ở các cạnh, các góc hoặc vùng của kết cấu khó tiếp cận được để thi công thì các vùng đó phải được sơn trước bằng quét chổi, dùng một lớp phủ kiểu sọc hoặc bằng cách phun. Vì vật liệu sơn có xu hướng lắng đọng nên thùng chứa sơn cần được khuấy trộn trước khi sử dụng.
Vệ sinh sau khi sơn
Hình 4. Vệ sinh sau khi sơn

 
GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí !!!
Liên hệ:  CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MỚI VIỆT NAM
 VP: TT4.11, Khu đô thị Cổ Nhuế, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
 Nơi sx: Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, Đường 70A, Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội
 Hotline: 0246 6569 114
 Email: sale@ntspaint.vn
Tags: ,

Hotline hỗ trợ

Hotline: 0246.656.9114

Nguyễn Đình Hòa: 0976.550.862

Nguyễn Thị Thảo: 0986.113.960

Nguyễn Đức Anh: 0963.515.009