So sánh sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MỚI VIỆT NAM

 02466569114                  sale@ntspaint.vn

Những thắc mắc khi sử dụng sơn chống cháy

Sơn chống cháy đang dần là một vật liệu quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Sử dụng trong các công trình kết cấu sắt thép, sơn nhà, vật liệu gỗ,... Nhưng nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc hoặc thậm chí là nghi ngờ khi sử dụng nó. Hãy cùng giải đáp nhé.
 
Sơn chống cháy có cấu trúc như thế nào?

Sơn chống cháy bao gồm nhiều loại chất sơn phủ khác nhau, với những lớp nền cụ thể cho từng loại vật liệu. Với công thức "phá hoại" của sơn chống cháy, nó có thể bảo vệ được lớp vật liệu phía bên trong bằng việc sẽ cháy lớp sơn tiếp xúc bên ngoài, tăng thời gian cho việc dập tắt đám cháy, mà không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Hoạt động của sơn chống cháy như thế nào?

Khi tiếp xúc với ngọn lửa, lớp sơn chống cháy sẽ bị phồng bên, gấp khoảng 50 lần so với bình thường, để bảo vệ và ngăn cách tối đa với ngọn lửa. Nó có tác dụng như một lớp vật liệu cách nhiệt giống như bọt. Khi cháy xong, lớp than bảo vệ này giữ thép trong phạm vi nhiệt độ dịch vụ quan trọng của nó và làm chậm sự viêm của gỗ dễ cháy bằng cách giảm truyền nhiệt và sự lan truyền của ngọn lửa.

Có thể sử dụng trên lớp sơn lót được không?

Để phát huy tối đa công dụng của sơn chống cháy, hãy sử dụng lớp sơn lót phía bên trong, để đảm bảo cho việc bám chắc của nó, cũng như việc có được lớp sơn láng mịn, có tính thẩm mỹ cao trên vật liệu của bạn.
Những thắc mắc khi sử dụng sơn chống cháy
Hình ảnh tấm gỗ được sử dụng sơn chống cháy khi tiếp xúc với ngọn lửa

Thi công sơn chống cháy như thế nào cho đạt tiêu chuẩn

- Cần chuẩn bị bề mặt vật liệu đã làm sạch dầu mỡ, những lớp sơn cũ đã bong rộp được cạo sạch, sơn lần lượt đúng quy trình
- Các dụng cụ dùng để thi công sơn chủ yếu là Rulo, Cọ, Súng phun.
- Để đảm bảo sơn hiệu quả, nên thi công sơn chống cháy khi điều kiện nhiệt độ không khí > 30ºC và độ ẩm không khí < 80 %, tránh thời tiết mưa tạt nước đọng.

Yêu cầu về lớp sơn chống cháy

Độ dày của sơn chống cháy là bao nhiêu sẽ quyết định đến thời gian bảo vệ các loại vật liệu của nó. Tiêu chuẩn sơn chống cháy cũng sẽ quyết định sự bảo vệ như thế nào cho công trình. Nhìn chung, các loại sơn chống cháy sẽ có tiêu chuẩn về độ dày như sau:
- Với lớp sơn mỏng: Độ dày màng sơn ướt được định mức là: 180 µm. Độ dày màng sơn khô khoảng : 95 µm.
- Với lớp sơn vừa: Độ dày màng sơn ướt được định mức là: 360 µm. Độ dày màng sơn khô khoảng : 190 µm.
- Với lớp sơn dày: Độ dày màng sơn ướt có định mức là: 540 µm. Độ dày màng sơn khô khoảng: 260 µm.

Xem thêm: Các bước thực hiện thi công sơn chống cháy cho công trình kết cấu sắt thép

Thời gian sơn chống cháy khô là bao lâu

Thời gian khô của sơn chống cháy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết, sự lưu chuyển không khí cho đến độ dày của lớp sơn cũng như phương pháp thi công. Môi trường lý tưởng đến thi công là khi có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, thời tiết nắng ráo. Khi đó, lớp sơn thi công sẽ được làm khô một cách nhanh chóng. 

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ bán sơn chống cháy hoặc muốn nhận báo giá sơn chống cháy, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MỚI VIỆT NAM
 VP: TT4.11, Khu đô thị Cổ Nhuế, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
 Nơi sx: Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, Đường 70A, Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội
 Hotline: 0246 6569 114
 Email: sale@ntspaint.vn

Hotline hỗ trợ

Hotline: 0246.656.9114

Nguyễn Đình Hòa: 0976.550.862

Nguyễn Thị Thảo: 0986.113.960

Nguyễn Đức Anh: 0963.515.009